“Bão giá” vật liệu làm khó doanh nghiệp xây dựng
“Bão giá” vật liệu làm khó doanh nghiệp xây dựng
Cập nhật 01/04/2024 09:04:50

Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm nay.

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý 1/2024 và dự báo quý 2 năm nay của Tổng cục Thống kê cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm 2024 gặp nhiều khó khăn hơn so với quý trước đó.

Bão giá vật liệu làm khó doanh nghiệp xây dựng

Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm 2024

Cụ thể, có 16,3% doanh nghiệp nhận định hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn; 45,1% doanh nghiệp nhận định hoạt động này đã giữ ổn định và có tới 42,2% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn.

Dự báo trong quý 2/2024 so với quý đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp xây dựng tin rằng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên là 32,2% doanh nghiệp. Ngược lại, có 27,1% doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh sẽ khó khăn và khoảng 40,7% nhận định giữ ổn định.

Doanh nghiệp đối diện với khó khăn kép

Theo đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng, trong quý 1/2024 vừa qua, có 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới.

Bão giá vật liệu làm khó doanh nghiệp xây dựng

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó, có 52,2% doanh nghiệp nhận định không có hợp đồng xây dựng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong quý 1, dự báo quý 2/2024 tỷ lệ này giảm còn 40,4%.

Tương tự, có 46,5% doanh nghiệp cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn vừa qua, dự báo quý 2 tỷ lệ này tăng lên với 48,7%.

Bão giá vật liệu làm khó doanh nghiệp xây dựng

Hơn 60% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi

Cũng liên quan đến vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp ngành xây dựng, theo Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2024 có hơn 76% doanh nghiệp thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo nguồn vay, có tới 76,3% doanh nghiệp vay vốn qua ngân hàng; 12,4% doanh nghiệp vay qua người thân, bạn bè; 7,1% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác; 2,9% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức và 1,3% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác.

Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, chỉ có 39,5% doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ưu đãi, trong khi có tới hơn 60% doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi này.

Nhận định về tình hình vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có 18,3% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn quý 1/2024 thuận lợi hơn quý trước đó; 55% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 26,7% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn.

Dự báo quý 2/2024, có 20,9% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình vay vốn sẽ thuận lợi hơn; 57,7% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 21,4% doanh nghiệp cho rằng tình hình vay vốn sẽ khó khăn hơn.

Loạt kiến nghị gỡ khó

Trước các bất cập, khó khăn trên, các doanh nghiệp xây dựng đề xuất một số nhóm kiến nghị như được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh, bao gồm được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay. Số kiến nghị nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất, với hơn 46% doanh nghiệp.

Tiếp đó, có 44,3% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu; 38,3% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch và 32,9% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính.

Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết (26,6%). Còn có 24,3% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiểm soát giá, ổn định nguồn cung nguyên vật liệu, tránh sự độc quyền về nguồn cung dẫn đến tăng giá để hoạt động xây dựng của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Thời gian qua, thiếu vốn là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp, năng lực tài chính là một trong những yếu tố chính quyết định đến khả năng trúng thầu của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp xây dựng mong muốn giảm bớt điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn để có thể tiếp cận được các gói vay ưu đãi.

Doanh nghiệp cũng mong muốn được tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian.

Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành như như vật liệu xây dựng, xây dựng, bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp và logistics.

Sau 2 cuộc họp gỡ khó cho sản xuất và bất động sản của Chính phủ, loại vật liệu chiếm 15-20% chi phí xây dựng bắt đầu hạ nhiệt
Sau 2 cuộc họp gỡ khó cho sản xuất và bất động sản của Chính phủ, loại vật liệu chiếm 15-20% chi phí xây dựng bắt đầu hạ nhiệt

Giữa tháng 3/2024, Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý và một loạt thương hiệu khác thông báo giảm 200.000 đồng mỗi tấn thép cuộn, đưa mặt hàng này xuống quanh 14 triệu đồng/tấn, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau nhiều tháng tăng liên tục.

Hữu Việt
theo Thanhnienviet

Nguồn: cafeland.vn

Tagnhà thầu cần thơthi công nhà cần thơxây nhà trọn gói cần thơNhà thầu cần thơCông ty Xây dựng cần thơCông ty xây nhà trọn gói cần thơXây nhà trọn gói Cần ThơThiết kế xây dựng Cần ThơThiết kế Cần ThơThi công nội thất Cần Thơ



XÂY DỰNG CẦN THƠ - MEKOBUILD

Địa chỉ: 103 Nguyễn Hiền, KDC 91B, Q.Ninh Kiều, TP.CT

Hotline: 0869.148.280

Email: mekobuild@gmail.com

Vị trí trên Gmap

Mạng xã hội
Đăng ký nhận tin